Khám phá nét đặc sắc và tươi vui của lễ hội hoa ban vùng núi Tây Bắc

Trong lễ hội hoa ban có rất nhiều hoạt động giải trí thú vị

Khi đến mùa hoa ban nở trắng cả vùng trời Tây Bắc thì cũng là lúc người Thái tổ chức lễ hội hoa ban. Lễ hội được tổ chức mỗi năm và trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong cuộc sống của người Thái Tây Bắc. Cũng như các lễ hội khác, lễ hội hoa ban là dịp để người Thái bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên cũng như cầu mong cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên trong lễ hội vui tươi này sẽ có một số điểm độc đáo riêng biệt mà không phải ngày hội nào cũng có. Hãy cùng khám phá xem những nét đặc sắc trong lễ hội truyền thống này là gì qua bài viết thú vị sau đây nhé!

Lễ hội hoa ban độc đáo của người Thái ở Tây Bắc

Lễ hội hoa ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường. Đây la một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của người Thái ở Tây Bắc. Lễ hội này được người Thái tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch. Đây là thời điểm hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Cảnh thiên nhiên hữu tình cùng với không khí vui nhộn của lễ hội sẽ khiến du khách có dịp ghé thăm Tây Bắc vào thời điểm này cảm thấy lưu luyến không nguôi.

Hoa ban nở rộ cũng chính là thời điểm diễn ra lễ hội Xên Mường
Hoa ban nở rộ cũng chính là thời điểm diễn ra lễ hội Xên Mường

Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối. Bên cạnh đó, lễ hội này được tổ chức nhằm cầu cho quốc thái, dân an. Mọi người sẽ cùng cầu nguyện cho bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa. Từ đó họ mong muốn các vị thần linh có thể phù hộ cho mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc,…

Nét văn hóa tâm linh đầy ý nghĩa của lễ hội

Lễ hội hoa ban thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái. Họ có tâm nguyện thỉnh bái “Then” trong ngày lễ hội này. Đây là một vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái. Ngoài ra người Thái còn tiến hành thỉnh bái “nàng Ban”. Đây là một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung.

Bên cạnh đó, phần thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông,… là không thể thiếu. Họ sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui.

Lễ hội hoa ban là ngày vui của họ hàng, của bản, mường. Đây cũng là dịp cho trai gái gặp gỡ, hò hẹn nhau. Vào ngày 5/2 âm lịch hàng năm lễ hội hoa ban được tổ chức. Lễ hội Xên bản (2 năm/ lần) chỉ diễn ra trong phạm vi của bản. Mục đích là “cầu thần phù hộ” và cúng “rửa lá, xua đuổi thần trùng”. Lễ hội này ít tổ chức các trò vui. Trong khi đó lễ hội Xên mường (3 năm/ lần) lại được tổ chức rất to. Do đó lễ hội này thu hút nhiều người tài giỏi của toàn mường tham gia.

Các phần chính của lễ hội hoa ban ở Tây Bắc

Phần lễ cúng thần linh của lễ hội hoa ban

Những cô gái Thái diện đồ dự lễ hội hoa ban
Những cô gái Thái diện đồ dự lễ hội hoa ban

Lễ hội thường được tổ chức ở hang Thẳm Lé gắn với làn điệu khắp chơi hang. Lễ hội gồm 2 phần lễ và hội. Trong đó, phần lễ để cúng thần linh. Còn phần hội để tạo nên những tiếng cười thoải mái. Phần hội này được tổ chức nhằm giáo dục con người vươn tới cái tốt đẹp. Toàn bộ phần nghi lễ được thực hiện ở ngoài cửa hang. Sau đó thầy mo vái “Then” xin mở cửa hang thì phần hội lúc đó mới được diễn ra cả bên trong và bên ngoài cửa hang.

Phần hội đặc sắc

Sau khi kết thúc phần lễ, bà con dân bản sẽ tiếp tục phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: ném còn, kéo co, đi cà kheo, leo cây, chọi cù, hát đối đáp,… Những trò chơi độc đáo đầy ắp tiếng cười hòa lẫn trong âm vang nhộn nhịp của tiếng khắp, tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Các chàng trai vừa khắp vừa giúp các cô gái hái những bông hoa trắng muốt đem về nhà.

Du khách khi đến với lễ hội hoa ban sẽ được hòa mình trong không khí nhộn nhịp giữa tiết trời của mùa xuân vùng cao. Mọi người sẽ cùng say đắm trong tiếng pí, tiếng khèn, câu khắp và trong những vòng xòe nồng say. Từ đó lại càng thêm yêu mảnh đất, yêu con người nơi xứ Mường. Để rồi khi chia tay miền nơi này trong lòng lại lưu luyến không muốn rời xa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *