Bạn đã biết thực đơn bổ dưỡng cho người bệnh cao tuổi?

Bạn đã biết thực đơn bổ dưỡng cho người bệnh cao tuổi?

Bạn có biết: Một chế độ ăn uống khoa học sẽ tạo ra cuộc sống chất lượng? Điều này càng đúng hơn với những người ở trên tuổi 65. Theo rất nhiều những thống kê và báo cáo từ tổ chức Y tế thế giới, đa phần những người cao tuổi có diễn biến bệnh xấu đi là xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý. Vì vậy khi cơ thể có những dấu hiệu không tốt, việc điều chỉnh thực đơn là điều cần thiết. Bổ sung các món ăn, đồ uống dinh dưỡng sẽ giúp người già có thêm khoáng chất, vitamin để tăng đề kháng, mau chóng hồi phục thể trạng. Nếu bạn còn băn khoăn về thực đơn cho người bệnh cao tuổi, lưu lại ngay bài viết dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cao tuổi cần chú ý gì?

“Bệnh đến như núi đổ, bệnh khỏi như kéo tơ”. Quá trình hồi phục sẽ càng kéo dài và khó khăn với những bệnh nhân cao tuổi. Vì vậy, người chăm sóc bệnh nhân cần nắm vững những kiến thức về dinh dưỡng để giúp người bệnh mau chóng lấy lại sức khỏe.

Người lớn tuổi cần chế độ ăn uống điều độ để tránh bệnh tật
Người lớn tuổi cần chế độ ăn uống điều độ để tránh bệnh tật

– Người lớn tuổi nên ăn uống điều độ, tránh ăn quá no, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và khi có bệnh ở hệ tim mạch.

– Người cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá, giảm tinh bột, đường… không nên ăn đồ ngâm chua, thực phẩm chế biến lại.

– Không nên ăn mặn và hạn chế ăn mỡ động vật. Có thể tìm hiểu thêm về thức ăn có nguồn gốc từ thực vật; vì nếu chọn lựa và chế biến đúng cách sẽ tạo ra các món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.

– Nên chú ý uống đủ nước, nhưng tránh uống nhiều vào buổi tối; không nên uống nước ngọt có gas, tránh xa các chất có hại như thuốc lá, rượu, bia…

– Vì tuyến nước bọt và hàm răng của người lớn tuổi hoạt động kém đi, dẫn đến việc khó nhai và nuốt thức ăn, nên khi chế biến thức ăn cần chọn những loại thực phẩm mềm, nấu nhừ.

– Ngoài ra, cần đảm bảo vệ sinh trong việc vệ sinh và chế biến thức ăn.

Các nhóm chất cần thiết cho thực đơn người cao tuổi

Càng lớn tuổi, nhu cầu năng lượng càng giảm dần, đồng thời khả năng tiêu hóa và hấp thu lại kém đi, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân cao tuổi. Thế nên chế độ ăn của người lớn tuổi phải cân đối đủ 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

– Món ăn cung cấp năng lượng: Chất bột đường (glucid) khoảng 65 – 70% năng lượng có trong gạo, ngô, khoai, sắn. Người cao tuổi hạn chế ăn các loại ngũ cốc xay xát quá kỹ, thức ăn tinh chế để lâu vì thức ăn này đã mất nhiều dưỡng chất cần thiết. Nên hạn chế ăn bánh kẹo, nước trái cây quá ngọt trong chế độ dinh dưỡng ở người cao tuổi hàng ngày vì đây là đường chuyển hóa nhanh dễ gây tăng đường huyết.

– Chất đạm (protid): khoảng 10 – 15% năng lượng có trong các loại đậu, trứng, sữa, thịt, cá các loại. NCT nên ăn đạm nguồn gốc thực vật có trong đậu, mè các loại. Hạn chế ăn chất đạm nguồn gốc động vật, vì đạm động vật khó hấp thu hơn đạm thực vật.

– Chất béo (lipid): khoảng 10 – 15% năng lượng có nguồn gốc thực vật như dầu vừng, dầu ôliu, dầu đậu tương và mỡ cá. Đây là chất béo không bão hòa (chất béo tốt). Hạn chế ăn mỡ động vật như bò, cừu, dê và các loài động vật có vú khác chứa nhiều chất béo xấu không có lợi cho tim mạch.

Thực đơn cho người cao tuổi khi bị bệnh

Khi về già, cơ thể con người thường gặp phải rất nhiều các vấn đề về sức khỏe. Thế nên dinh dưỡng cho người bệnh là điều cần được lưu ý, đặc biệt khi chăm sóc bệnh nhân là người cao tuổi. Dưới đây là thực đơn tham khảo cho người cao huyết áp, bệnh tiểu đường và rối loạn chuyển hóa mỡ.

Bệnh nhân cao tuổi cần có thực đơn dinh dưỡng đặc biệt để nhanh hồi phục

Sáng

– Bánh canh thịt (Bánh canh: 150g, thịt heo nạc: 30g, cà rốt: 50g)

– Sữa giàu năng lượng: 1ly (150mL)

– Chuối xiêm: 1 trái (110g)

Bổ sung cá vào bữa ăn của người bệnh là điều cần thiết
Bổ sung cá vào bữa ăn của người bệnh là điều cần thiết

Trưa

– Cơm (1.5 chén)

– Cá ba sa kho ( 60g)

– Cải cúc xào (rau: 100g)

– Canh mồng tơi (rau: 100g, bầu: 50g)

– Dưa hấu: 1 miếng

Chiều

– Cơm (1chén)

– Thịt kho tiêu (thịt heo nạt: 30g)

– Đậu que xào (đậu que: 100g)

Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cao tuổi, sữa là thực phẩm không thể thiếu. Vậy nên khi chăm sóc bệnh nhân, bạn cần chọn sữa phục hồi sức khỏe cho người bệnh bổ sung chiết xuất tự nhiên từ mầm bông cải xanh Glucoraphanin có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể đào thải chất độc, đồng thời còn kết hợp các Vitamin nhóm B, A, C, E và các khoáng chất Kẽm, Magie, Selen giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon. Chúc bệnh nhân mau chóng hồi phục để hòa nhập lại cuộc sống thường ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *