Mỗi lần chuẩn bị bữa cơm gia đình, người đầu bếp luôn phải vắt óc suy nghĩ nên nấu món gì thì phù hợp với túi tiền và khẩu vị của các thành viên trong nhà. Nấu ăn nhìn vào thì thấy đơn giản, nhưng thật ra lại khiến không ít người đau đầu vì tính chất đa dạng của nó. Đặc biệt là khi nấu ăn cho gia đình, mâm cơm cần có sự chuẩn bị tươm tất, chu đáo để đảm bảo thành viên trong gia đình ăn ngon miệng hơn. Việc nghĩ thực đơn cho bữa ăn cũng được nhận xét là khâu “mệt não” nhất của những người nấu ăn. Bài viết sau sẽ giúp đỡ cho hội nấu nướng bữa cơm Việt hiệu quả. Hãy cùng xem thực đơn cả ngày trong vòng một tuần với những món ăn đa dạng, bổ dưỡng.
Ý nghĩa bữa cơm gia đình Việt
Bữa cơm gia đình của người Việt ẩn chứa nhiều đạo lý quan trọng. Bữa cơm là sự thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thành viên thông qua việc cùng nhau ăn cơm trò chuyện. Sau một ngày làm việc vất vả, mệt nhọc, ông bà, cha mẹ, con cháu cùng quây quần bên mâm cơm. Dù đạm bạc hay sang trọng cũng đầy ắp tiếng cười.
Hình ảnh người mẹ, người vợ tất bật bên gian bếp nghi ngút khói, hương thơm của các món ăn theo gió thoang thoảng luôn là những hình ảnh khó quên trong ký ức của mỗi thành viên trong gia đình. Dù những món ăn không phải là mỹ vị nhưng chứa đựng sự chân tình và tấm lòng của người nấu.
Nấu gì cho gia đình trong thời gian dịch bệnh
Trong thời gian dịch dã, việc hạn chế ra đường khiến chúng ta cần lên kế hoạch để chuẩn bị nguyên liệu nấu nướng cho cả tuần. Sau đây là gợi ý thực đơn cả bữa sáng, bữa trưa lẫn bữa tối cho các gia đình trẻ. Để chị em dễ dàng hơn trong việc chủ động nguồn thực phẩm của gia đình mình.
Nếu để nấu cả hai bữa trưa và tối đều có cơm và thức ăn trong khi chúng ta đều phải làm việc thì khá là vất vả. Nên trong thực đơn gợi ý này, bữa trưa ưu tiên các món chế biến nhanh gọn. Bữa ăn “All in one” để cả nhà tiết kiệm thời gian và đỡ tốn sức của mẹ nhé! Chị em có thể in các thực đơn gợi ý này ra, dán lên tủ lạnh để sẵn sàng cùng cả nước “chiến đấu” qua mùa dịch này.
Gợi ý cho bạn thực đơn tuần 3 bữa cơm gia đình
Ngày thứ Hai – bánh cuốn, cơm chiên, canh bí đao
– Bữa sáng: Bánh cuốn trứng
– Bữa trưa: Cơm chiên Dương Châu
– Bữa tối: Canh sườn nấu bí đao – Cá rán – Mồng tơi xào tỏi
Uống nước bí đao thường xuyên sẽ cải thiện được làn da, như giúp tươi sáng lên một cách rõ rệt. Bạn có thể cho bí đao đã sơ chế vào máy xay sinh tố, để ép lấy nước uống. Ngoài ra có thể kết hợp với một số loại hoa quả khác để làm tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng hơn.
Bí đao hầu như không chứa hàm lượng chất béo nào và có khả năng sinh nhiệt thấp nên sẽ giúp cho cơ thể giảm được tình trạng tích mỡ cũng như mang lại hiệu quả trong việc giảm cân. Hàm lượng vitamin B2 trong bí đao rất cao nên có tác dụng làm giảm nguy cơ rối loạn mắt nhờ chất chống oxy hóa này làm giảm stress oxy hóa ở võng mạc, đồng thời còn góp phần giảm luôn cả nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Ngày thứ Ba – cháo, bún, thịt heo
– Bữa sáng: Cháo trai
– Bữa trưa: Bún mọc
– Bữa tối: Rau muống luộc – Thịt kho dừa – Đậu phụ rán – Cà muối
Rau muống là một loại thực phẩm tuyệt diệu cho những người đang muốn giảm cân và giảm nồng độ cholesterol trong máu một cách tự nhiên. Một nghiên cứu trên chuột chứng minh công dụng của rau muống có thể giảm mức cholesterol và triglyceride. Triglyceride là một trong những chỉ số xét nghiệm của xét nghiệm bộ mỡ máu. Chỉ số mỡ máu triglyceride cao có thể gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Hàm lượng chất sắt trong rau muống rất dồi dào, nhất là giống rau muống đồng thân đỏ. Ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu và giúp phụ nữ mang thai bổ sung đầy đủ chất sắt.
Ngày thứ Tư – bánh giò, xôi, canh cá
– Bữa sáng: Bánh giò
– Bữa trưa: Xôi Phúc Kiến
– Bữa tối: Canh cá nấu dưa chua – Rau sống ăn kèm – Giá hẹ xào đậu
Ngày thứ Năm – bánh dày, mì Ý, thịt bò xào
– Bữa sáng: Bánh dày kẹp chả
– Bữa trưa: Mì Ý sốt cá ngừ
– Bữa tối: Thịt bò xào mướp Nhật – Trứng bác cà chua – Canh mồng tơi mướp nấu tôm
Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua. Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.
Chất nhầy pectin có trong mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, trừ thấp nhiệt, giảm béo, chống béo phì, do đó loại rau này đặc biệt thích hợp cho những người có mỡ máu, đường huyết cao, muốn giảm cân. Cụ thể là, chất nhầy pectin có khả năng hấp thụ cholesterol, khóa màng bấm ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không ngấm vào máu được mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp bạn giảm cân. Nước cốt của mồng tơi có tác dụng làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên. Nguyên nhân là chất nhầy từ mồng tơi có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.
Ngày thứ Sáu – bánh mì, cơm trộn, canh ngao
– Bữa sáng: Bánh mì bơ ruốc – Sinh tố
– Bữa trưa: Cơm trộn Hàn Quốc
– Bữa tối: Canh ngao nấu dứa – Gà chiên mắm – Su su cà rốt luộc
Ngày thứ Bảy – bánh bao, bánh mì, cơm
– Bữa sáng: Bánh bao
– Bữa trưa: Bánh mì sốt vang
– Bữa tối: Cơm gà
Chủ nhật – bánh mì, cá nướng, sườn
– Bữa sáng: Bánh mì đen ăn kèm quả bơ và trứng – Sinh tố
– Bữa trưa: Cá nướng cuốn bánh tráng
– Bữa tối: Sườn nướng mật ong – Bánh mì bơ tỏi – Salad rau mầm