Sóc Trăng là một vùng đất chủ yếu có phần đa dân số là người Khmer vậy nên khi nói tới các lễ hội văn hóa địa phương thì phần đa trong số đó là lễ hội truyền thống của người Khmer. Đây là những lễ hội đã có lịch sử lâu đời theo cùng sự phát triển của cả một dân tộc. Những lễ hội độc đáo của người Khmer nơi đây là những lễ hội mà bạn ít có thể thấy được ở những vùng đất khác. Tới Sóc Trăng mà chưa một lần tham gia bất kỳ một lễ hội nào thì đó quả là một thiếu xót lớn trong hành trình khám phá của bạn, vậy hãy để chúng tôi dẫn bạn đi tìm hiểu nhé.
Điểm tên những lễ hội độc đáo ở Sóc Trăng
Lễ hội Óc Om Bók của người Khmer
Lễ hội Óc Om Bók hay còn được gọi là Lễ cúng trăng. Đây là một lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào Khmer được diễn ra hằng năm. Từ thuở xưa, người Khmer đã biết khẩn hoang để lập ấp lập xóm. Tiến hành trồng lúa nước, làm nông nghiệp theo hai mùa nắng mưa. Hai mùa này chịu ảnh hưởng của chu kỳ Mặt Trăng. Vậy nên để ghi nhớ công ơn của thần vị thần này. Những vị thần đã giúp điều hòa thời tiết, cho mùa màng bội thu nên người dân đã có tục lệ cúng thần Mặt Trăng.
Lễ cúng trong ngày Óc Om Bók là cốm dẹp, bánh kẹo. Những vật phẩm do chính người dân trồng ra như khoai lang, khoai môn, khoai mì, chuối xiêm, trái cây… Và được bà con chuẩn bị trước hơn một tháng khi lễ hội diễn ra. Vào ngày lễ chính là ngày trăng lên cao nhất, đẹp nhất. Bà con sẽ chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, bày biện trang nghiêm trên mâm cúng đặt trước nhà. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ quây quần lại. Cùng nhau hướng về phía Mặt Trăng và cùng nhau cầu nguyện những điều tốt lành. Sau lễ cầu nguyện sẽ là nghi thức đút cốm dẹp. Đi kèm lễ cúng trăng thì trong dịp Lễ hội Óc Om Bók còn có các hoạt động khác đi kèm. Ví dụ như hội đua ghe ngo rất đặc sắc.
Tết Chôl-Chnăm-Thmây – lễ hội truyền thống của người Khmer
Đây là một lễ hội ở Sóc Trăng thu hút rất đông người tham gia. Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới và là dịp Tết lớn nhất theo truyền thống của người Khmer. Lễ hội này thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Sau đó sẽ kéo dài 3 ngày nếu là năm thường và 4 ngày nếu rơi vào năm nhuận. Thứ tự diễn ra các ngày tết sẽ là ngày Chôl sangkran thmây, ngày Wonbơf, ngày Lơng Săk, ngày thứ tư cũng có tên là Wonbơf.
Trước khi ngày Tết diễn ra, mọi người sẽ chuẩn bị sửa sang, dọn dẹp, trang trí nhà cửa thật lộng lẫy. Họ còn mua sắm quần áo mới thật đẹp. Tương tự như ngày tết của người Kinh, người Hoa. Vào những ngày Chôl Chnăm Thmây người Khmer sẽ dành cho nhau những lời chúc tụng, những lời hỏi thăm. Mọi người tạm gác lại mọi công việc, mọi âu lo. Quây quần bên nhau để chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc.
Lễ hội Thác Côn dịp lễ lớn của người Khmer
Lễ hội Thác Côn (Thát Kôn) hay lễ hội Cúng Dừa là dịp lễ lớn của người Khmer Nam Bộ. Không ai biết lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng theo các cụ lão làng thì lẽ này đã tồn tại hơn 100 năm và cứ đều đặn diễn ra hàng năm theo truyền thống. Nét độc đáo của Lễ hội Thác Côn là lễ vật dâng cúng. Đó là những chiếc bình bông làm bằng trái dừa mà đồng bào Khmer gọi là Slathođôn.
Lễ hội Thác Côn mang ý nghĩa cầu an, cầu phước của đồng bào Khmer. Những lễ vật cúng thể hiện tính chất nông nghiệp như những thứ hoa trái bản địa. Ngoài dừa sẽ có trầu cau, hoa sen. Những thứ hoa trái này thể hiện cho sự tinh khiết, thiêng liêng. Lễ hội Cúng Dừa còn là dịp để bà con gặp gỡ, giao lưu văn hóa, tín ngưỡng giữa các dân tộc anh em trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lễ Dâng Bông của đồng bào Khmer
Lễ Dâng Bông – Lễ Kathina của đồng bào Khmer thường diễn ra sau mùa An cư kiết hạ. Lễ hội được tổ chức một lần vào bất cứ ngày nào trong tháng vào khoảng thời gian nửa tháng chín đến nửa tháng 10 theo lịch Khmer. Dịp này đồng bào Khmer sẽ thành kính dâng áo cà sa đến các chư tăng, sư sãi. Họ cầu mong sự bình yên đễn với phum sóc, hạnh phúc đến với mọi nhà. Mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ Dâng Bông sẽ diễn ra trong vòng hai ngày, ngày đầu tiên là lễ cầu nguyện của các sư sãi tại các chùa. Ngày thứ hai sẽ là lễ dâng vật phẩm của các phật tử. Đi kèm với những buổi lễ tôn nghiêm là các hoạt động nghệ thuật truyền thống như biểu diễn trống Sa dăm, múa Rô băm… rất sôi động. Ngày nay, đời sống kinh tế của bà con đã có phần tốt hơn. Vậy nên lễ dâng bông được tổ chức hoành tráng và đầy đủ hơn rất nhiều. Thể hiện trọn vẹn đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer.
Lễ hội Sông nước Miệt vườn vào Tết Đoan Ngọ
Lễ hội Sông nước Miệt vườn Sóc Trăng thường diễn ra vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Lễ hội tại cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Lễ hội này thu hút rất nhiều du khách về tham quan và trải nghiệm. Đây là dịp để người dân đem những sản phẩm nông nghiệp của mình ra giới thiệu. Cũng như là cơ hội để quảng cáo thương hiệu du lịch miệt vườn của địa phương.
Diễn ra song song với lễ hội mang đậm nét văn hóa miệt vườn sẽ là các hoạt động khác. Như liên hoan nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, hội thi ẩm thực, các trò chơi dân gian hấp dẫn. Trưng bày các loại trái cây, sản phẩm đặc sản của vùng, triễn lãm, hội thảo nông nghiệp…
Lễ hội Nghinh Ông của dân miền biển
Cá Ông là vị thần hộ biển mà hầu như tất cả các làng nghề biển đều thờ cúng và ngay ở Sóc Trăng cũng vậy. Lễ hội Nghinh Ông Sóc Trăng hằng năm được tổ chức từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch tại cửa biển Trần Đề. Lễ hội này cũng đã được nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ Nghinh Ông không những thể hiện đời sống tâm linh. Mà còn làm phong phú thêm đời sống tinh thần của những người ngư dân ngày đêm bám biển mưu sinh.
Ngày tổ chức lễ, sẽ có rất nhiều tàu ghe tập trung tại bến, những đoàn lân sư rồng tạo không khí vui nhộn. Các hoạt động chính là dâng lễ, vật cúng lên Ông Nam Hải, xin keo ngoài biển khơi. Mong Ông phù hộ cho những chuyến ra khơi bình an, bội thu nhiều cá tôm, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa…
Kết luận
Lễ hội là những sự kiện văn hóa mang tính chất kết nối cộng đồng với nhau. Không chỉ riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long mà ngay tại Sóc Trăng cũng có rất nhiều lễ hội dân gian độc đáo của các dân tộc. Mời bạn đến với những lễ hội ở Sóc Trăng nổi bật nhất chúng tôi đã giới thiệu trong bài. Nếu có dịp đến nơi đây và muốn tham quan du lịch văn hóa trước thì hãy lên lịch trình sẵn bạn nhé. Trải nghiệm những lễ hội lớn tại Sóc Trăng sẽ để lại cho bạn những ký ức khó quên trong chuyến đi của mình.