Món bún sứa xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng bún sứa Nha Trang từ xưa đến nay là nổi tiếng nhất rồi chẳng nơi đâu bì được. Người dân biển xa quê lâu ngày, trở về Nha Trang nhất định phải tìm bún sứa, không câu nệ phải tìm đến những nơi nổi tiếng và đắt đỏ làm. Bởi vì bản chất của món bún này đã đậm đà vị biển – hương vị quê nhà, ăn ở đâu cũng có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng này.
Bún sứa Nha Trang – là một món ăn đặc trưng miền biển, không chỉ những người dân địa phương yêu thích mà nhiều khách du lịch đến đây cũng không quên thưởng thức mà thốt lên trầm trồ. Đặc biệt, khi thời tiết bắt đầu nóng lên, sứa là món ăn ngon, bổ, mát và có tính giải nhiệt cao như thế này, bạn có muốn làm ngay một lần món bún sứa trứ danh khi chưa kịp đi du lịch biển.
Sứa và nước dùng món bún sứa Nha Trang
Sứa để làm bún sứa là loại nhỏ bằng đầu ngón chân cái hoặc ngón tay cái, màu trắng đục, thành dày. Nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này do các ngư dân vớt tận các đảo xa. Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay phần đuôi thắt lại trông như cái nơ nhỏ. Không xương nhỏ và ngọt lừ. Nước dùng có thể ninh với thời gian lâu hơn để xương cá ra chất ngọt hơn. Có thể nấu nước dùng từ đêm hôm trước, để hôm sau tiến hành nấu luôn cho nhanh.
Chả cá kèm với tô bún sứa
Ngoài ra còn có chả cá bao gồm các loại cá trứ danh: thu, nhồng, đối… được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín. Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và vài viên chả cá cho vào tô. Chan nước dùng nóng hổi là đã thành tô bún ngọt vị cá. Giòn tươi từng miếng sứa.
Mẹo chiên cá không bị bắn dầu:
- Để cá không bị dính chảo thì nên cho cá vào lúc dầu vừa sôi. Không để lúc dầu quá sôi hoặc chưa kịp sôi.
- Chiên với số lượng vừa phải, không quá nhiều để tránh nhiệt độ dầu bị giảm và cá không giòn ngon được và dễ bị dính vào nhau.
- Nếu cá bị dính chảo, bạn hãy tắt bếp, nghiêng dầu về một phía. Để yên đợi chảo nguội là cá sẽ tự bong ra.
Tại sao ăn bún sức hoài không ngán?
Cách nấu bún sứa mang đậm văn hóa ẩm thực của miền Trung quanh năm rì rầm sóng biển. Vốn chỉ nấu nước dùng bằng các loại cá, không dùng thịt, xác nguyên phụ liệu khác cũng từ biển và hạn chế dùng quá nhiều gia vị. Cho nên tô bún sứa ngọt lừ nhưng vẫn thanh và không ngán. Nếm vào một chút, đã gợi nhớ hình ảnh những người chị, người mẹ tảo tần mỗi sáng sớm lặn lội ra bãi cá. Mua những con cá, con mực tươi ngon đem về hấp hoặc luộc. Để rồi trong căn nhà nhỏ giữa gió lộng cát trắng. Cả nhà quây quần bên bếp sì sụp ăn cá chấm muối ớt mà ngọt tận đáy lòng.
Bún sứa Nha Trang – sức hấp dẫn không thể chối từ
Không chỉ người từng sống ở Nha Trang, mà khách đến biển cũng không thể nào cưỡng lại sức hấp dẫn của tô bún sứa giản đơn ấy. Bởi vì chính sự giản đơn trong cách chế biến lại là nét đặc trưng nhất của ẩm thực xứ biển. Vốn luôn muốn giữ lại hương vị thiên nhiên một cách toàn vẹn nhất. Chính vì vậy, về biển, khách sẽ thường xuyên được thưởng thức những món hải sản luộc, hấp, nướng… chấm muối tiêu hay muối ớt, nhưng lại khó quên. Do vị ngọt của thiên nhiên ban tặng cho. Như tô bún sứa là một ví dụ. Bạn hãy ăn một lần, rồi sẽ biết có quên được hay chăng?
Cách nấu bún sứa Nha Trang tại nhà
- Sứa mua về ngâm xả nước nhiều lần cho sạch, thái sợi và chần sơ để ráo. Tôm sú bạn rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ tôm. Khế cắt lát mỏng, cà chua cắt múi cau, hành ngò bạn cắt khúc, rau sống rửa sạch để ráo.
- Nước dùng cá sau khi lọc xong bạn cho lên bếp đun sôi lần nữa. Sau đó cho khế, cà chua, thơm vào để tạo ra múi tự nhiên, nêm gia vị vừa ăn là được. Nếu không muốn ăn chua, có thể để cà chua, khế, thơm riêng bên ngoài. Khi nào ăn thì cho vào tô bún rồi chan nước dùng vào.
- Khi ăn bạn lấy bún, rau, sứa, tôm cho vào tô sau đó chan nước dùng nóng hổi. Là đã tạo thành tô bún sứa ngọt vị tôm, cá, giòn tươi miếng sứa.