Món ăn ngon là một trong những điều giúp cho bữa ăn gia đình thêm ý nghĩa, vui vẻ. Người Việt muôn đời luôn sáng tạo món ăn trên những nguyên liệu từ dễ nhất đến khó nhất. Đôi khi món ăn ngon không bắt nguồn từ những công thức khó nhằn mà đôi khi nó lại đơn giản đến lạ thường. Người Việt, gia đình Việt luôn coi trọng bữa ăn cũng như thức ăn được chế biến. Người nấu món ăn cũng ý thức được trách nhiệm của mình là mang đến cho các thành viên gia đình bữa cơm bổ dưỡng, ngon miệng và chu đáo. Mùa dịch là thời gian khó khăn để các nội trợ bếp núc trổ tài nấu nướng. Hãy cùng đọc chia sẻ của một nội trợ trong mùa dịch về mâm cơm gia đình nhé!
Lựa chọn các món ăn thuần Việt cho bữa cơm gia đình
Các món ăn thuần Việt dễ nấu luôn là lựa chọn của nhiều gia đình trong bữa cơm thường ngày. Canh bầu nấu ngao, dưa cải xào tỏi, thịt kho trứng cút là gợi ý dành cho bạn. Bữa ăn với các nguyên liệu dễ mua, cách làm đơn giản giúp bạn không tốn thời gian để nghĩ nấu gì hôm nay.
Bữa cơm mùa dịch của một gia đình
Độc giả Ngoan Nguyễn cho biết do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên phải vào bếp nấu vì đặt đồ ăn về nhà không ngon như ý muốn. Đổi thực đơn với thịt kho gừng, canh cải thịt băm sẽ dễ dàng chinh phục khẩu vị của các thành viên trong gia đình. Những lúc bí ý tưởng, người nội trợ có thể tham khảo thực đơn gồm các món canh bắp cải thịt bò băm, măng chua xào tỏi, cá lóc phi lê chiên giòn. Những món ngon này phù hợp với khẩu vị nhiều người, ăn khá đưa cơm. Các bà nội trợ có thể lưu lại thực đơn gồm canh cua, su hào xào cà rốt, cá kèo kho tộ cho bữa cơm gia đình. “Thời gian chuẩn bị cho mỗi bữa cơm thường tốn khoảng 30-60 phút”, độc giả Ngoan Nguyễn nói.
Thực đơn dành cho mùa dịch
Thực đơn đầu tiên – Gà, mực, khổ qua
Cánh gà chiên nước mắm, mực xào dưa leo, canh khổ qua nấu cá thác lác là một bữa ăn dinh dưỡng. Giúp tăng cường đề kháng trong những ngày dịch. Để giảm được vị đắng của khổ qua, bạn có thể ngâm và rửa với nước muối. Khổ qua thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí,… Mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết. Bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư. Nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu. Nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.
Thực đơn thứ hai – canh chua, đậu đũa, ếch
Một thực đơn khác cũng ngon và bổ dưỡng không kém. Bao gồm canh chua cá bông lau, đậu đũa luộc, ếch kho tộ. Mâm cơm với phần ăn cho 2-3 người của độc giả Ngoan Nguyễn được nhiều người nội trợ bình luận tích cực.
Thực đơn thứ ba – khoai tím, cá đù, đậu, thịt bò
Sự kết giữa canh khoai tím nấu tôm khô, cá đù một nắng chiên, đậu xào thịt bò làm nên mâm cơm hợp đủ dưỡng chất trong mùa dịch. Với món canh, người nội trợ cần ngâm tôm khô trong nước ấm khoảng 10 phút. Sau đó xả dưới vòi nước lạnh và phi thơm với hành tím. Phần khoai tím cần được gọt sạch vỏ, băm hoặc xay nhuyễn. Món canh với độ sánh và mùi thơm đặc trưng của khoai cùng nguyên liệu ăn kèm là món ngon. Món ăn sẽ chinh phục khẩu vị của các thành viên trong gia đình.