Cầu ngư là một trong những lễ hội không thể nào thiếu ở các làng chài thuộc miền Trung nước ta. Những người ngư dân từ xa xưa đã nuôi sống bản thân và gia đình bằng nghề đánh bắt trên biển, do đó họ rất xem trọng ngày lễ hội cầu ngư này. Đặc biệt nhất phải kể đến lễ hội cầu ngư Quảng Bình – Một trong những Di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng và vô cùng đặc sắc của nước ta. Ngoài việc cầu mưa thuận gió hòa, đánh bắt thuận lợi ra, lễ hội cầu ngư còn mang những ý nghĩa vô cùng thú vị mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu nét văn hóa tâm linh độc đáo bật nhất của ngư dân tình Quảng Bình qua bài viết dưới đây nhé!
Lễ hội cầu ngư truyền thống tại tỉnh Quảng Bình
Đối với cư dân vùng biển miền Trung, trong đó có Quảng Bình, cầu ngư là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo. Lễ hội này được xem là tín ngưỡng tâm linh gắn liền với mỗi người dân. Bởi việc cầu ngư có mối quan hệ mật thiết với công việc, sinh hoạt của ngư dân.
Lễ hội cầu ngư được trao truyền và tiếp nối qua nhiều thế hệ. Lễ hội độc đáo này được diễn ra hằng năm. Những người ngư dân tổ chức cầu ngư với niềm tin và sự kỳ vọng vào một mùa biển bội thu. Với ý nghĩa đó, vào ngày 30/10/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhân lễ hội cầu ngư của người dân vùng biển thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mục đích tổ chức lễ hội cầu ngư
Lễ hội thường được ngư dân các làng biển tổ chức vào dịp tháng Giêng (âm lịch). Ngư dân tổ chức lễ hội này nhằm tưởng nhớ ơn đức của cá Ông, cá Bà. Họ cầu mong cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, nhiều tôm cá. Ngư dân ở đây tin rằng chính cá Ông, cá Bà sẽ giúp người dân ấm no. Lễ cầu ngư còn cầu mùa, cầu phúc, cầu thiện, cầu an, cầu lành. Người dân cầu cho thiên nhiên thuận hòa, đất nước thanh bình. Từ đó họ mong muốn làng xã luôn được yên vui, nhà nhà hạnh phúc.
Ý nghĩa và giá trị văn hóa của lễ hội cầu ngư Quảng Bình
Lễ hội cầu ngư ở Quảng Bình diễn ra rất đặc sắc. Lễ hội này có nhiều hình thức tâm linh và diễn xướng dân gian. Tất cả đều hàm chứa nhiều giá trị văn hóa và có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Bên cạnh đó những hoạt động tâm linh này sẽ thể hiện được sự cố kết cộng đồng. Đồng thời biểu dương sức mạnh của ngư dân vùng biển.
Bên cạnh đó, lễ hội là dịp để ngư dân khẳng định niềm tin, ý chí của mình. Họ có thể vượt qua thử thách để làm chủ vùng biển quê hương, Tổ quốc. Từ đó giúp đất nước vươn lên làm giàu từ biển trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đến nay, cho dù đã giản lược một số khâu song ý nghĩa và các nghi thức diễn tế của lễ hội cầu ngư vẫn được tổ chức rất kính cẩn.
Các hoạt động trong lễ hội cầu ngư
Sau nghi lễ là các hoạt động phần hội rất thú vị. Một số hoạt động tiểu biểu là vui chơi, thể thao, văn nghệ,… Bên cạnh các trò chơi dân gian mang tính truyền thống cũng được tổ chức. Bạn có thể tham gia lắc thúng, đua thuyền, thi đan lưới,… Ngoài ra còn có thêm các hoạt động mới như: bóng đá bãi biển, hội thi ẩm thực,…
Các hoạt động vui chơi cộng đồng này đã thu hút được sự quan tâm và cổ vũ của nhân dân. Từ đó chúng đã giúp tạo nên mối đoàn kết, gắn bó giữa người với người. Hoạt động này không chỉ giữa những người cùng nghề biển. Mà nó còn với các thành phần nghề nghiệp khác trong vùng.
Lễ hội cầu ngư Quảng Bình có mặt trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Quảng Bình mà còn là động lực thúc đẩy ngành du lịch Quảng Bình tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.