Đến với Cà Mau nếu có cơ hội hãy tham gia ngay những lễ hội này

Chùa bà Thiên Hậu nơi diễn ra lễ hội hằng năm

Cà Mau là một vùng đất nổi tiếng về không chỉ du lịch, ẩm thực mà còn về văn hóa tín ngưỡng địa phương thông qua các lễ hội được tổ chức định kỳ hằng năm. Mỗi lễ hội được tổ chức đều mang trong mình một ý nghĩa văn hóa tâm linh riêng. Những lễ hội ở đây đưa không chỉ người dân và còn cả các du khách phương xa đi trải nghiệm những nét đẹp trong văn hóa do ông cha ta để lại và con cháu gìn giữ qua rất nhiều thế hệ. Nếu bạn chưa biết mình nên đến Cà Mau vào thời điểm nào để tham gia trải nghiệm lễ hội nào, vậy thì thông tin chúng tôi sắp cung cấp là dành cho bạn.

Những lễ hội ở Cà Mau thu hút du khách

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc lễ hội tiêu biểu của Cà Mau

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc là một lễ hội ở Cà Mau tiêu biểu. Lễ hội không chỉ nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn trên cả nước. Lễ hội Nghinh Ông đã có tên trong danh sách 60 lễ hội tiêu biểu nhất của Việt Nam. Đây là một lễ hội dân gian thu hút lượng khách du lịch ghé thăm tỉnh Cà Mau lớn nhất trong năm. Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được người dân thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau tổ chức rất trang trọng. Lễ hội đậm nét đặc sắc của những người ngư dân quanh năm đánh bắt trên biển. Thời gian diễn ra lễ hội thường rơi vào dịp rằm tháng 2 âm lịch (từ ngày 14 đến ngày 16).

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc
Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Vào những ngày lễ hội diễn ra, cả thị trấn biển này trở nên rất đông đúc và nhộn nhịp. Ngoài đường thì treo đầy cờ phướn đủ màu sắc. Mọi người thì rộn ràng vui như tết. Có rất nhiều hoạt động được diễn ra trong những ngày này. Như các trò chơi dân gian, các hoạt động ẩm thực, giao lưu văn hóa văn nghệ. Đặc biệt là các buổi cúng Cá Ông tại Lăng Ông Nam Hải và lễ ra khơi của hàng trăm chiếc ghe tàu. Những chiếc ghe tàu lớn nhỏ được trang trí với nhiều màu sắc sống động. Nó nổ máy ầm ầm cùng nhau chạy ra biển để “xin keo” cá Ông. Để cầu mong một năm đánh bắt bội thu và mưa thuận gió hòa.

Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Tân Hưng tại Thành phố Cà Mau

Hàng năm, cứ đến mùng 10, 11 tháng 5 âm lịch. Người dân trong vùng, từ thành phố cho đến các xã vùng sâu và du khách phương xa lại nô nức tề tựu về đình thần Tân Hưng. Địa chỉ thuộc ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau để tham dự và dâng hương trong Lễ hội Kỳ Yên. Lễ rước sắc thần để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt… Lễ được các bô lão trong làng thực hiện vào trưa ngày mùng 10. Còn ngày 11 thì sẽ là lễ chính.

Đình thần Tân Hưng được xây dựng từ năm 1907. Nơi đây không chỉ thờ các vị thần bổn cảnh, các vị anh hùng dân tộc mà còn là nơi diễn ra một sự kiện đặc biệt. SSó là nơi đầu tiên trong tỉnh Cà Mau treo cờ Đảng trên cây dương đầu đình. Đình Tân Hưng từng được sắc phong Bổn cảnh Thành Hoàng năm Tự Đức thứ 5 (1852). Nơi đây cũng đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của tỉnh vào năm 1992.

Đình thần Tân Hưng cùng từng là nơi đóng quân, căn cứ cách mạng. Xây dựng lực lượng của quân ta trong những năm kháng chiến. Vì thế, vào những ngày lễ hội, ngoài hoạt động cúng bái trang nghiêm tỏ lòng thánh kính với các vị thần. Còn nhằm tưởng nhớ đến sự hi sinh của những người đã ngã xuống vì quê hương, vì dân tộc.

Lễ tế Thần Nông ở Cà Mau được tổ chức hàng năm

Lễ tế Thần Nông được tổ chức hàng năm tại các Đình thần lớn ở Cà mau. Như Đình thần Tân Lộc (huyện Thới Bình), Đình Thần Tân Thuộc (thành phố Cà Mau). Lễ này diễn ra rất trọng thể, nghiêm trang với 6 nghi thức cúng đình. Bao gồm Túc yết, Tiên Sư, Hùng Vương, Tiên Thường, Chánh tế Thần đình…

Lễ tế Thần Nông
Lễ tế Thần Nông

Lễ tế Thần Nông là dịp để thể hiện tín ngưỡng, tâm linh và mong mỏi của người nông dân. Mng sẽ đạt được thành quả lao động nông nghiệp, vụ mùa nào cũng bội thu. Ngoài ra, đây còn là nơi để những nhà nông họp mặt, trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.

Theo quan niệm dân gian, Thần nông là vị thần nông nghiệp, của các loại cây lương thực. Người sáng chế ra lưỡi cày, cây cuốc giúp người dân canh tác nông nghiệp, trồng lúa, trồng rau… Đi kèm với tín ngưỡng tâm linh thờ Thần Nông thì văn tế cầu nguyện con mang ý nghĩa cầu quốc thái dân an. Vào lễ chính, ban tế sự sẽ mang khăn đóng, áo dài đi rước sắc thần và thực hiện các buổi tế lễ. Vật tế thường sẽ là heo sống hoặc thủ vỉ chưa nấu chín.

Lễ vía bà Thiên Hậu Cà Mau lễ lớn trong năm của dân địa phương

Bà Thiên Hậu là một hình tượng thờ phụng của cộng đồng người Hoa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ vía bà Thiên Hậu Cà Mau là lễ lớn nhất trong năm của người Hoa. Nó thường được diễn ra vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra tại Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu (phường 2, TP. Cà Mau). Trước những ngày diễn ra lễ chính, nơi đây sẽ được trang hoàng rất lộng lẫy. Các hoạt động như diễu hành với trống, lân sư rồng sẽ diễn ra rất náo nhiệt qua các tuyến đường trung tâm của thành phố Cà Mau.

Lễ vía bà Thiên Hậu ở Cà Mau
Lễ vía bà Thiên Hậu

Vào ngày lễ sẽ có thực hiện các nghi thức cúng tế. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc biệt là lễ tắm bà, thay xiêm y mới. Kế đến là dâng lên Bà nhưng lễ vật để cầu mong Bà che chở, phù hộ cho gia chủ làm ăn phát đạt. Cầu cho gia đạo bình an, mua may bán đắt, gặp nhiều điều tốt lành… Lễ vía bà Thiên Hậu Cà Mau có ý nghĩa tâm linh rất lớn nên thu hút nhiều khách thập phương tìm về để dâng lễ lên Bà, tham quan cúng bái.

Kết luận

Du lịch Cà Mau ngoài tham quan những địa điểm du lịch hấp dẫn, thưởng thức các món ăn ngon thì bạn còn có thể trải nghiệm những lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Chúng ta đã cùng tìm hiểu về những Lễ hội ở Cà Mau được nhiều du khách mong đợi nhất. Bạn mong muốn có cơ hội tham gia lễ hội nào? Hãy để lại bình luận ở  phía dưới để chúng ta cùng bàn luận thêm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *