Các sông, hồ ở Hà Nội bạn nên đến vì có cảnh quan đẹp

Hồ Bảy Mẫu là hồ nước ngọt nằm trong Công viên Thống Nhất

Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều di sản của nước nhà. Thủ đô Hà Nội mang trong mình nhiều vẻ đẹp truyền thống, chứa nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Những ai đã từng đến hoặc đang sinh sống ở nơi đây, họ đều cảm thấy vui sướng và tự hào khi đến đây. Tại thủ đô này, có rất nhiều địa điểm du lịch vô cùng đẹp và trang trọng. Nếu bạn có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng như Hoàng Thành Thăng Long, chùa một cột, cột cờ Hà Nội,… Ngoài ra bạn có thể tham quan check in ở những con sông, hồ tại thủ đô. Sau đây là top 7 sông hồ ở Hà Nội mà bạn nên thử một lần đến đó để cảm nhận hết nét đẹp bên trong chúng.

Sông Đuống Hà Nội

Sông Đuống và hình ảnh cây cầu Đuống nhiều năm tuổi nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm
Sông Đuống và hình ảnh cây cầu Đuống nhiều năm tuổi nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm

Sông Đuống, tên chữ gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang. Đây là một con sông dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. Sông Đuống dài 68 km, là một nhánh chảy của sông Hồng nối với sông Thái Bình, đi qua địa phận Bắc Ninh. Sông Đuống và hình ảnh cây cầu Đuống nhiều năm tuổi nối quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Trong suốt hàng trăm năm, dòng sông Đuống kỳ vĩ là đường giao thông đường thủy. Ngoài ra, dòng sông còn là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy lợi. Sông Đuống gắn liền với hình ảnh Vua Lý Thánh Tông thường cưỡi thuyền rồng đi lại trên sông rồi xuôi dòng về quê ngoại (ở xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) và đến kinh thành Thăng Long.

Dòng sông Hồng và cây cầu Nhật Tân

Sông Hồng khu vực cầu Chương Dương và Long Biên. Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km. Nó bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên nước ta dài 510 km. Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô (với phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm). Trong tâm thức người Hà Nội, sông Hồng là dòng sông mẹ nuôi dưỡng con người. Theo dòng chảy thời gian, sông Hồng đã tạo ra cả không gian văn hóa, bề dày lịch sử của đất nước, sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng. Đây là một trong 7 cây cầu huyết mạch của thủ đô, được coi như công trình biểu tượng mới ở Hà Nội. Đây là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam. Cầu được khánh thành ngày 4/1/2015, đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu Nhật Tân được xây dựng nhiều ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô.

Không thể không nhắc đến Hồ Tây

Hồ Tây có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Đây là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành thủ đô Hà Nội, nằm ở quận Tây Hồ. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là khoảng 14,8 km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần, thay thế vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

Hình ảnh hồ Tây về đêm
Hình ảnh hồ Tây về đêm

Hồ Tây quyến rũ bởi mặt nước mênh mông, của sắc tím bằng lăng, cánh hoa phượng hồng,… Ngoài ra, hồ Tây còn đẹp bởi nó như người bạn lắng nghe tâm sự buồn vui của con người. Một góc hồ Tây nơi các tuyến phố Trích Sài – Nguyễn Đình Thi – Văn Cao giao nhau. Quanh đây là các khu dân cư nhà thấp tầng tồn tại từ hàng chục năm qua, ít có sự thay đổi về mặt cảnh quan. Nổi bật trên hồ Tây là ngôi chùa Trấn Quốc có lịch sử hơn 1.500 năm, được xây dựng dưới thời vua Lý Nam Đế. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã, tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Chùa Trấn Quốc có kiến trúc giống như một bông sen đang nở.

Hồ nước ngọt – Hồ Bảy Mẫu

Hồ Bảy Mẫu là hồ nước ngọt nằm trong Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng. Có người nói hồ rộng 7 mẫu nên thành tên. Thực ra hồ này rộng tới 30 mẫu. Năm 1960, hồ được khơi sâu, cải tạo cùng lúc với việc xây dựng Công viên Thống Nhất. Hồ có hai đảo: Đảo Thống Nhất là một vườn hoa có cầu nối với cổng phía đường Lê Duẩn. Đảo Hòa Bình, gần bờ phía đông, là nơi mát mẻ, tĩnh mịch, dành cho khách muốn nghỉ ngơi. Ra đảo phải dùng thuyền.

Hồ nằm khu vực hơi lệch về phía nam của trung tâm Hà Nội, thuộc phạm vi quận Hai Bà. Phía nam giáp với đường Đại Cồ Việt, phía đông nam và đông là đường Vân Hồ III chạy ra đường Nguyễn Đình Chiểu. Phía bắc giáp với công viên Thống Nhất, phía tây được chắn bởi đường Lê Duẩn. Bên kia đường là hồ Ba Mẫu. Theo bản đồ cổ thời Hồng Đức thì cuối hồ Bảy Mẫu về phía nam có chỗ thông ra sông Kim Ngưu. Nó được gọi là cống Lâm Khang, nay gọi chệch là Nam Khang.

Hồ Gươm

Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Đến thế kỷ 15, hồ được đổi tên thành Hoàn Kiếm. Tên gọi này gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Hồ Gươm gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử của nước nhà
Hồ Gươm gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử của nước nhà

Hồ là di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hoá linh thiêng từ hàng ngàn năm nay. Hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút). Hơn nữa, còn có đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho tác phẩm của mình. Hồ cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà nhiếp ảnh.

Không thể bỏ qua hồ Linh Đàm

Hồ Linh Đàm với chu vi khoảng 1.400 m, là hồ lớn nhất quận Hoàng Mai. Nó nằm sát với phường Văn Điển và huyện Thanh Trì. Trên hồ, Hà Nội cho xây dựng tuyến đường Vành đai 3 trên cao bắc ngang qua nối các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy với cửa ngõ thủ đô. Từ xưa vào năm 1903, Hồ Linh Đàm đổi thành Hồ Hoàng Mai trước thời nhà Nguyễn bởi Khải Định. Trước khi vào ngày 20 tháng 9 năm 2019, Hồ Linh Đàm thì nước sạch trắng.

Cuối cùng là hồ điều hòa Nhân Chính

Hồ điều hoà Nhân Chính khánh thành năm 2018, có diện tích mặt nước là 8 ha. Hồ tạo môi trường trong lành, tươi mát cho các khu đô thị mới xung quanh. Xung quanh hồ là hơn 5 ha công viên bao gồm hệ thống vườn hoa, cây xanh, đường dạo, quảng trường, đài phun nước, khu vui chơi giải trí, không gian ngầm đa chức năng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *