Phong tục đám cưới của người miền Tây cần chú ý gì?

Đám cưới miền Tây bình dị

Đám cưới là dịp vui của mọi gia đình. Khi con cái lớn khôn dựng vợ gả chồng bước sang một trang mới của cuộc đời thì ai cũng mong con cái mình được hạnh phúc viên mãn. Đám cưới ở miền Tây cũng vậy, để mong những điều tốt đẹp nhất đến với đôi vợ chồng trẻ, các cụ ta đã có những điều kiêng kỵ nhất định. Trong phong tục cưới hỏi của hai gia đình, cô dâu chủ rể hay họ hàng đi đưa dâu cũng đều phải lưu ý những điều đấy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều kiêng kỵ này để có thể biết được rằng phong tục cưới hỏi của người miền Tây có những điều gì phải lưu ý.

Những điều bạn nên kiêng kỵ trong đám cưới miền Tây

Kiêng kỵ đối với bàn thờ gia tiên

Bàn thờ tổ tiên là thể hiện sự chu đáo, hiếu thảo của mỗi gia đình đối với ông bà quá cố. Trước giờ rước dâu, cả gia đình nhà gái và nhà trai đều phải chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên gia tiên. Bao gồm hoa quả, gà luộc, xôi, rượu và vàng mã được xếp ngay ngắn đặt trên bàn thờ. Tới giờ rước dâu, chú rể và cô dâu sẽ cùng bố mẹ hai bên thắp nhang lên bàn thờ. Với ý nghĩa là báo cáo với tổ tiên. Hôn lễ chính phải được tiến hành tại bàn thờ gia tiên mới được ông bà công nhận là thành vợ thành chồng.

Những người không nên đi đón dâu tránh vận xui

Chọn lựa người đưa đón dâu để lấy may
Chọn lựa người đưa đón dâu để lấy may

Theo quan niệm của ông cha ta để lại, những gia đình đã mất chồng hoặc chồng mất vợ hoặc gia đình lục đục. Gia đình hay cãi vã, vợ chồng không hòa thuận. Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, đều không được đi rước dâu. Vì điều này sẽ không tốt cho cuộc sống sau này của cô dâu chú rể.

Người đang có tang, bà bầu không nên tới đám cưới để tránh đen đủi. Có thể mang vận hạn đến cho gia chủ. Đây là những kiêng kỵ của ông cha từ rất xưa.

Tránh cưới vào năm kim lâu và giờ, ngày, tháng không tốt

Trong cưới xin, người Việt rất coi trọng việc giờ, ngày, tháng, năm làm lễ. Làm sao cho hợp và tốt cho hai vợ chồng. Để sau này cô dâu chú rể may mắn, làm ăn phát đạt. Đặc biệt kiêng kỵ cưới vào năm kim lâu tức là cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8. Theo quan niệm của người xưa thì khi cưới vào năm kim lâu hoặc vào thời điểm không tốt. Sẽ gây ra tan vỡ, hiếm muộn con gái, hoặc con sinh ra sẽ khó nuôi.

Cô dâu chú rẻ không đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ diễn ra

Ông bà thời xưa quan niệm rằng nhẫn cưới không được đeo trước lúc chưa cử hành hôn lễ, và phải là nhẫn trơn, có như vậy cuộc sống vợ chồng sau này không bị xáo trộn và sống hạnh phúc với nhau đến đầu bạc răng long.

Cô dâu chú rể không mời cưới trước khi ăn hỏi

Ăn hỏi rồi mới cưới xin là những thủ tục bắt buộc. Sau lễ ăn hỏi thì nhà gái mới được đi mời cưới bạn bè gần xa, nếu mời trước thì bị xem như là vô duyên. Tuy nhiên, quy tắc này lại không áp dụng cho nhà trai.

Cô dâu không được ra ngoài lộ mặt trước khi chú rể vào đón

Đám cưới ở miền Tây
Đám cưới ở miền Tây

Theo đúng phong tục đám cưới miền Tây, cô dâu không được xuất hiện khi chú rể chưa đến đón, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và đặc biệt không cho họ hàng nhà trai thấy cô dâu khi chú rể chưa vào đón. Vì nếu làm sai, theo quan niệm của người xứ sẽ bị mất duyên của cô dâu.

Cô dâu không được ngoài lại nhà mẹ đẻ khi rước dâu

Theo quan niệm rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn, bịnh rịnh khi về nhà chồng, thì sau này khi chung sống lỡ “cơm không ngon, canh không ngọt” sẽ bỏ chồng mà quay về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với nhà chồng.

Lưu ý những điều không nên làm trong ngày tân hôn

– Mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng.

– Mẹ chồng không nên đi rước con dâu.

– Mẹ chồng không nên đứng trước cửa đón dâu.

– Khách mời không được tặng ly và tách cho chú rể cô dâu trong đám cưới.

– Mẹ chồng không nên chạm mặt con dâu khi đoàn rước dâu khi vừa về tới nhà.

– Nếu cô dâu đang mang bầu thì không được đi vào nhà từ cửa chính.

– Không được làm đổ vỡ đồ vật trong đám cưới.

– Không được đối chiếu đầu giường và hai bên thành giường tân hôn với gương lớn.

– Không cho những người “vía nặng” như người có thai, phụ nữ góa chồng, người hiếm muộn con cái, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang,… không được bước vào phòng tân hôn.

– Không để những vật dụng không tốt như rượu vang, đồ vật bị hỏng, vật sắc nhọn, thực vật có gai (xương rồng), búp bê trang trí, vật dụng cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí… trong phòng tân hôn.

– Không sử dụng giường cũ hoặc giường hư làm giường tân hôn.

– Không cho người khác cầm hoa cưới của mình khi chưa tung hoa.

Lưu ý những điều cô dâu nên làm trong lúc diễn ra đám cưới

Đoàn rước dâu ở miền Tây
Đoàn rước dâu ở miền Tây

– Phải giữ tâm lý thoải mái hết mức có thể, giữ tỉnh táo để tránh các trường hợp xấu xảy ra.

– Cô dâu chú rể nên lên kế hoạch rõ ràng về lễ cưới để dự trù kinh phí phù hợp với kinh tế để tránh sự thiếu hụt và gây mất lòng hai bên.

– Về phần trang phục trong ngày cưới. Cô dâu nên mang guốc có đế vuông hở mũi để tránh sự khó chịu và đau chân khi đứng lâu làm lễ. Nên mặc nội y màu da để tránh xảy ra trường hợp xấu là lộ nội y.

– Nên quét dọn nhà cửa tươm tất, trang trí đẹp mắt nhất có thể để chuẩn bị cho ngày trọng đại này

Kết luận

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng, trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Cưới hỏi là chuyện đại sự, nên cần được chuẩn bị cẩn thận. Do đó các bạn nên biết những điều cần chú ý trong đám cưới miền Tây để tránh xảy ra sai sót không đáng có nhé. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp đã có ích cho bạn.

Những nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi là sự kết tinh của ông cha ta hàng ngàn đời nay. Chính vì vậy mà những điều cần lưu ý cũng góp phần làm cho mọi thứ được trọn vẹn hơn. Bạn có cảm thấy điều đấy ở văn hóa cưới hỏi của người miền Tây không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *