Tiền Giang không chỉ được biết đến là tỉnh duyên hải Nam Bộ mà còn được ưu ái là trung tâm văn hóa chính trị của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó dọc theo bờ Bắc sông Tiền. Đây là một nhánh của sông Mekong dài 120 km. Nếu dự định đến thăm khu vực này, bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc độc đáo về cuộc sống hàng ngày của cư dân sống ở đây. Với không khí trong lành và khí hậu dễ chịu, tỉnh Tiền Giang có thể được xem là một trong những địa danh du lịch quyến rũ nhất vùng đồng bằng mà bạn không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Việt Nam lần này.
Bạn đã thử ghé thăm Tiền Giang – miền đất sông nước chưa?
Tỉnh Tiền Giang nằm ở phía bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Long An, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó, khu vực này còn nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ của ba vùng sinh thái khác nhau. Bao gồm vùng sinh thái rừng ngập mặn, vùng sinh thái phù sa nước ngọt và vùng sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười.
Tiền Giang luôn được xem là điểm đến hấp dẫn không nên bỏ qua trong mỗi tour du lịch miền Tây. Nơi đây khiến du khách phải mê đắm bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đậm chất vùng sông nước. Lại kết hợp cùng những địa điểm tham quan thú vị. Trong đó phải nói đến chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang. Ngôi chùa này sở hữu phong cách kiến trúc độc đáo. Khiến bất cứ ai khi đặt chân đến cũng phải ấn tượng.
Địa điểm địa lý của chùa Vĩnh Tràng
Vĩnh Tràng là tên của một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng. Nó nằm trên trục đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 4km. Cách thành phố Cần Thơ khoảng 90 km. Không chỉ là ngôi chùa lớn nhất của Tiền Giang, Vĩnh Tràng còn được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của vùng Nam Bộ. Thậm chí đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng từ bao giờ?
Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang được vợ chồng ông Bùi Công Đạt xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 19. Ông chính là một vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Ông nhiếp chính dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840). Tuy nhiên ban đầu chùa không có quy mô hoành tráng như hiện nay.
Vào năm 1894, một vị Hòa thượng có tên Thích Huệ Đăng đã về trụ trì tại ngôi chùa này. Chính ông đã góp công lớn trong việc mở rộng, xây dựng lại ngôi chùa. Để có được diện mạo ấn tượng như ngày này, chùa Vĩnh Tràng cũng đã trải qua khá nhiều lần tôn tạo và sửa chữa. Năm 1907, chùa được Hoàng Thượng Trà Chánh Hậu cho tu sửa lại khu vực chánh điện. Năm 1930, chùa lại tiếp tục trải qua một cuộc đại trùng tu quy mô lớn nữa.
Không chỉ là địa điểm tâm linh quen thuộc của người dân địa phương, trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, chùa Vĩnh Tràng còn là nơi nuôi dưỡng quân và dân ta. Dù quân địch đã nhiều lần đánh phá nhưng vẫn không làm hư hỏng nhiều đến ngôi cổ tự.
Nét đặc biệt không chùa nào có của chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang được xây dựng trên một vùng đất rộng lớn. Có diện tích lên đến hơn 14 nghìn mét vuông. Vật liệu để xây dựng chùa ngoài xi măng, cốt thép ra còn có rất nhiều loại gỗ quý hiếm. Lối kiến trúc của chùa là sự kết hợp hài hòa giữa hai nền kiến trúc Á – Âu. Điều này tạo nên một tổng thể ấn tượng, khiến bất cứ ai khi đến tham quan cũng phải trầm trồ.
Trước khi bước vào khuôn viên của chùa, du khách sẽ đi qua cổng tam quan. Nó được trang trí bằng hàng vạn mảnh sành, sứ từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ phải ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng hàng cột với các hoạt tiết điêu khắc công phu, tỉ mỉ.
Nhìn từ bên ngoài, chùa Vĩnh Tràng toát lên vẻ đẹp của một ngôi chùa nước ngoài. Nhưng khi bước vào bên trong, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những nét đẹp truyền thống đặc trưng của một ngôi chùa Châu Á. Toàn bộ hệ thống hoành phi, câu đối và các ban thờ được sắp xếp hài hòa. Tất cả đều toát lên sự cổ kính, linh thiêng.
Điểm qua các bức tượng Phật tại chùa Vĩnh Tràng
Tham quan chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tượng Phật vô cùng ấn tượng. Với kích thước khổng lồ và được điêu khắc công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Tượng Phật Di Lặc
Bức tượng Phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng có chiều cao lên đến 20 mét, dài 27 mét và rộng 18 mét. Với trọng lượng khoảng 25 tấn. Tượng tuy được đúc hoàn toàn bằng bê tông cốt thép. Nhưng từng chi tiết lại toát lên một vẻ đẹp mềm mại, sống động và cuốn.
Tượng Phật Thích Ca nằm
Phật Thích Ca nằm được đặt phía sau tòa chánh điện của chùa. Nó có chiều dài khoảng 32 mét và được khánh thành vào năm 2013.
Tượng Phật A Di Đà
Tượng Phật A Di Đà đứng có chiều cao khoảng 18 mét tính từ chân lên đến đỉnh, trọng lượng 150 tấn. Ngoài ra, tượng còn được đặt trên một bệ bê tông cao 7 mét.
Có mất phí vào cửa không?
Hiện nay chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang đang miễn phí hoàn toàn giá vé cho du khách khi đến tham quan. Bạn chỉ phải mất 5000đ phí gửi xe ở khu vực bên ngoài chùa.
Làm thế nào để đến chùa Vĩnh Tràng
Xuất phát từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi thẳng theo đường quốc lộ 1A để đến thành phố Mỹ Tho. Từ đây, bạn tiếp tục di chuyển theo đường tỉnh lộ 819 khoảng 3 cây số nữa là sẽ tới công viên Vĩnh Tràng. Tại đây, bạn rẽ trái đi tiếp khoảng 300 mét nữa là sẽ đến chùa Vĩnh Tràng.
Nên chú ý những điều sau khi thăm chùa Vĩnh Tràng
- Khi tham quan chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang, bạn nên ăn mặc kín đáo, lịch sự. Tuyệt đối không ăn mặc hở hang.
- Trong quá trình dân hương hàng lễ, cần tắt hết chuông điện thoại.
- Khu vực phía bên phải chùa bán rất nhiều đồ lưu niệm, bạn có thể mua tại đó.
Chùa Vĩnh Tràng với lối kiến trúc độc đáo, lịch sử lâu đời luôn là một điểm đến du lịch không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến Tiền Giang. Hy vọng rằng những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm thú vị.