Thực đơn bổ dưỡng giúp bạn chuẩn bị bữa cơm vào tháng 7 âm lịch

Thực đơn bổ dưỡng giúp bạn chuẩn bị bữa cơm vào tháng 7 âm lịch

Tháng 7 âm lịch đã đến và đây cũng  là thời gian giãn cách xã hội gắt gao tại nhiều nơi. Thông thường vào tháng này, các gia đình thường có xu hướng ăn những món ăn tươm tất và chu đáo hơn. Những ngày lễ lớn trong năm như Rằm tháng 7 – lễ Vu Lan cũng được diễn ra trong thời gian sắp tới. Một mâm cơm ngon sẽ mang đến nhiều ý nghĩa cho gia đình trong những ngày đặc biệt này. Thế nhưng vid giãn cách xã hội, việc bày biện đầy đủ như trước đây đã trở nên khó khăn hơn trước. Nhiều nội trợ không thể chuẩn bị mâm cơm rằm tháng 7 đúng với ý muốn của mình. Nếu bạn cũng đang “bế tắc” trong việc nấu nướng rằm tháng 7, hãy tham khảo những gợi ý sau đây nhé!

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 được xem là ngày lễ Vu Lan. Hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của người Á Đông. Đây được xem là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân. Nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế. Để các vong hồn có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Rằm tháng 7 còn là ngày Vu Lan là dịp để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Và tìm về với cội nguồn yêu thương. Ngoài ra, đây cũng là ngày Tết Trung nguyên ở Trung Quốc.

Thực đơn chuẩn bị cho rằm tháng 7

Mâm cơm thứ nhất – cá hồi, rau củ, su hào

Món cá hồi ra
Món cá hồi rán

Nếu bạn có nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu nấu nướng. Hãy tham khảo thực đơn đẹp mắt sau với các món ngon dễ làm. Chẳng hạn như cá hồi rán, rau củ xào thập cẩm, gà luộc, su hào xào thịt bò, nem chua, giò lụa… Mâm cơm này phù hợp với những gia đình khá đông người với nhiều món ngon đa dạng. Cân bằng giữa đạm và sự thanh mát cho thực đơn mùa hè.

Mâm cơm thứ hai – thịt gà, xôi gấc, rau củ

Mâm cơm thứ hai là đặc trưng của những bà nội trợ miền Bắc với đĩa thịt gà luộc vàng óng làm chủ đạo. Xôi gấc, nem rán và đĩa rau củ xào, giò xào là các món mặn điểm xuyết thêm cho mâm cỗ. Tùy theo khẩu vị gia đình mà bạn chọn nấu canh măng. Bạn cũng có thể làm dưa góp hay nộm đu đủ. Tráng miệng cuối cùng với chè trôi nước ngũ sắc. Điều này đảm bảo bữa cơm sum họp gia đình trọn vị, đủ món.

Mâm cơm thứ ba – nem rán, canh măng, thịt gà

Món gà luộc
Món gà luộc

Những người không cầu kỳ về thực đơn thường chế biến những món ăn truyền thống mỗi dịp lễ, Tết ở miền Bắc. Nem rán, canh măng, thịt gà luộc là 3 món chủ đạo luôn xuất hiện ở mâm cỗ. Để thêm màu sắc bắt mắt và tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua sẵn chả ngũ sắc và giăm bông chấm kèm tương ớt. Đĩa nộm hoa chuối gà xé, củ kiệu là loại rau giúp chống ngấy..

Mâm cơm thứ tư – mực, sườn chiên

Đặc biệt, nếu muốn đổi vị món ăn truyền thống, vì sao các bà nội trợ không thử thay thế các loại thịt quen thuộc bằng mực xào cần tây hay sườn chiên xá xíu? Chắc chắn thực đơn mới lạ sẽ giúp mọi thành viên thêm ngon miệng, hấp dẫn. Đặc biệt là khi thưởng thức bữa cơm với gia đình mà không ám ảnh bởi các món hay dùng.

Mâm cơm thứ năm – giò, lạp xưởng, giá luộc

Món lạp xưởng
Món lạp xưởng

Khi gia đình bạn có trẻ nhỏ, hãy chuẩn bị mâm cơm mắt bắt, nhiều màu sắc. Điều này giúp kích thích sức ăn của trẻ. Mỗi món ăn truyền thống. Chẳng hạn như giò xào, lạp xưởng tươi, đỗ luộc. Chỉ cần dành chút thời gian trang trí thêm rau củ hình hoa là bạn đã có mâm cơm đẹp với nhiều bức tranh. Bánh chưng, lạp xưởng, chả ngũ sắc có thể tìm mua trước. Để người nội trợ nhàn nhã hơn khi nấu cơm rằm.

Mâm cơm thứ sáu – thịt bò, xôi, nem rán

Trong ảnh là mâm cơm đơn giản dành cho gia đình nhỏ ít người mà vẫn đủ các món ăn tiêu biểu. Bò xào hoa thiên lý và xôi đỗ xanh, nem rán giúp thực đơn thêm chất đạm. Còn lại là những món ăn biến tấu từ thịt gà luộc. Chẳng hạn như canh ngó sen, gà cuộn lá nếp chiên, lòng gà xào măng… Cách chuẩn bị mâm cơm này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian nấu nướng. Đồng thời vẫn có nhiều món ăn ngon.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *