Nước hoa khô hiện nay được nhiều người sử dụng vì tính tiện dụng của nó, có thể thoải mái mang theo bên người mà không lo bị tràn và đổ ra ngoài. Hơn nữa, nước hoa khô cũng có thể lưu mùi không kém gì nước hoa thông thường. Bạn đã bao giờ nghĩ sẽ tự tạo cho mình một mùi hương riêng bằng nước hoa khô không? Điều này sẽ không quá khó khăn với những mẹo hướng dẫn cách làm nước hoa khô với bài viết dưới đây của chúng tôi. Thật đơn giản với những vật liệu dễ tìm, cách làm không quá phức tạp, bạn có thể tự tạo một lọ nước hoa sáp với mùi đặc trưng của riêng bạn, cùng theo dõi nhé.
Nước hoa khô là gì?
Nước hoa khô, nước hoa đặc (nước hoa dạng rắn) khá lý tưởng trong quá trình sử dụng, nhất là khi bạn có thói quen mang nước hoa theo bên mình. Nước hoa dạng khô không chảy, không bị tràn ra ngoài và không chiếm quá nhiều diện tích.
Dưới đây là công thức pha nước hoa khô với trọng lượng khoảng 28,3 gam. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự do điều chỉnh tỉ lệ nếu hợp đựng nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với trọng lượng này.
Những nguyên liệu không thể thiếu
– Nồi hấp (hoặc công cụ tự chế có chức năng tương tự)
– Một muỗng canh dầu dẫn, ví dụ như dầu Jojoba, dầu hạnh nhân ngọt, dầu hạt nho…
– 2 thìa cà phê sáp ong hoặc sáp thuần chay như sáp Carnauba (sáp có nguồn gốc từ lá cọ).
– Một chiếc thìa hoặc đũa gỗ để khuấy trong quá trình chế biến nguyên liệu.
– Một viên nang Vitamin E dạng mềm (Đây là thành phần không bắt buộc, nhưng bạn có thể thêm vào phần nguyên liệu nếu muốn kéo dài thời gian sử dụng nước hoa lâu hơn 6 tháng. Nếu không, nước hoa của bạn chỉ có thể sử dụng trong vòng từ 3 đến 6 tháng).
– Tinh dầu yêu thích.
– Một hộp nhỏ đựng sản phẩm.
Các bước làm nước hoa khô đơn giản
Bước 1 – Chuẩn bị nồi hơi, nồi hấp hoặc bất kỳ dụng cụ tương tự.
Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc nồi nấu thông thường, đổ thêm chút nước vào nồi, đặt vào đó một chiếc bát sứ hoặc ly thủy tinh (loại chịu nhiệt) để làm ngăn chứa nguyên liệu cần hấp hơi. Chuẩn bị sẵn sàng tất cả nguyên liệu, bao gồm cả hộp đựng nước hoa.
Bước 2 – Đun nước
Bạn không cần để nước sôi sùng sục trong nồi. Chỉ nên duy trì nhiệt độ gần với độ sôi. Nhiệt độ ấm, nóng này của nước đủ để làm thành phần sáp tan chảy. Hãy nhớ là công thức này phù hợp với dung dịch nước hoa dạng rắn là 28,3 gam. Lúc này, bạn đổ một muỗng canh dầu dẫn vào cốc thủy tinh đặt trong nồi hấp.
Bước 3 – Tạo hương
Thêm 2 thìa cà phê sáp vào dung dịch dầu dẫn trong nồi, thỉnh thoảng dùng thìa hoặc đũa gỗ khuấy đều lên cho tới khi sáp tan chảy hoàn toàn. Để nước hoa có kết cấu đặc hơn sau khi nguội đi, bạn tiếp tục đổ thêm dầu dẫn và sáp vào cốc thủy tinh với 2 phần bằng nhau. Trong trường hợp này, bạn có thể thêm vào 1 thìa dầu dẫn và 1 thìa sáp.
Bước 4 – Trộn Vitamin E và tinh dầu
Khi phần sáp trong dung dịch đã hóa lỏng, bạn có thể thêm Vitamin E bằng cách chọc thủng viên nang dạng gel mềm, ép và đổ dung dịch bên trong viên nang vào phần nguyên liệu đang đun, sau đó khuấy đều rồi tắt bếp.
Nhanh chóng thêm từ 15 đến 18 giọt hỗn hộp tinh dầu có mùi hương yêu thích vào dung dịch sáp trước khi dung dịch này đông đặc trở lại.
Bước 5 – Hoàn thành
Cẩn thận đổ nước hoa vào hộp đựng. Hộp chứa càng nhỏ, dung dịch càng nhanh nguội và đông đặc. Cố gắng không di chuyển và không làm xáo trộn nước hoa theo bất kỳ cách nào trong thời gian chờ nguội để nước hoa có kết cấu mịn, đẹp. Bạn có thể đậy nắp hộp lại khi dung dịch nguội tới nhiệt độ phòng, tiếp tục để dung dịch đông cứng trong ít nhất 24 giờ.
Cách làm nước hoa khô thuần chay
Để làm nước hoa thuần chay, bạn có thể sử dụng sáp carnauba thay vì sáp ong. Trong trường hợp không dùng sáp. Bạn cũng có thể thử nghiệm bơ hạt mỡ (shea butter) thay thế. Tuy nhiên, bơ hạt mỡ sẽ cho sản phẩm mềm hơn và không đông cứng. Thành phần bơ hạt mỡ và dầu dẫn có trọng lượng ngang nhau trong công thức làm nước hoa khô.
Một lựa chọn khác để làm nước hoa thuần chay là dầu dừa, ở nhiệt độ phòng. Bạn có thể đun chảy dầu dừa trong nồi hơi ở nhiệt độ thấp. Khi dầu hóa lỏng hoàn toàn, đổ dầu vào hộp chứa. Thêm lượng tinh dầu mong muốn ngay trước khi dầu nguội.
Bạn cũng có thể thêm một lượng dầu oliu hoặc dầu jojoba tương đương vào trong thành phần dầu dừa đã đun chảy để tạo kết cấu mềm hơn. Dầu dừa chưa tinh chế có mùi hương nhiệt đới. Nhưng bạn có thể sử dụng dầu dừa tinh luyện để lớp nền không có mùi hương.
Những điều cần biết khi làm nước hoa
Thông thường, nước hoa khô có thể giữ được mùi hương tốt nhất trong 3 giờ đầu tiên. Cũng như nước hoa dạng nước. Bạn nên bôi nước hoa lên những vùng da mềm. Có mạch đập như vùng cổ tay, khuỷu tay, vùng tai, cổ, ngực. Nước hoa khô khá lành tính do nguyên liệu chủ yếu từ các thành phần tự nhiên. Nhưng bạn vẫn nên lưu ý trong trường hợp làn da quá mẫn cảm.
Tự làm nước hoa khô giúp bạn tự chọn hương thơm yêu thích của mình. Đồng thời cũng khẳng định được cá tính người dùng thông qua hình dáng hộp đựng, mùi hương của nước hoa. Và thật tuyệt vời khi những sản phẩm mỹ phẩm handmade bạn tự tay làm cho riêng mình và dành tặng người thân, bạn bè. Đó thực sự là những món quà có ý nghĩa.
Tự làm nước hoa có nghĩa là bạn có nhiều “quyền kiểm soát” hơn đối với các thành phần, nguyên liệu cho nước hoa. Điều này khá lý tưởng nếu bạn là người ưa thích các thành phần tự nhiên, không hóa chất. Ngoài ra, việc tìm ra mùi hương đặc trưng, yêu thích của bạn cũng mang tính cá nhân sâu sắc.