Lễ cúng cơm mới – Ngày “Tết” đậm đà bản sắc văn hóa ở Tây Nguyên

Lễ cúng cơm mới độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên

Người dân vùng núi cao Tây Nguyên chủ yếu sống nhờ nghề nông, đặc biệt là cây lúa. Do đó mà sau vụ thu hoạch cuối năm, các đồng bào sống ở Tây Nguyên sẽ tiến hành làm lễ cúng cơm mới để chúc mừng cho một năm bội thu và cầu mong cho mưa thuận gió hòa để năm sau tiếp tục canh tác. Lễ hội này còn được gọi là lễ ăn cơm mới, có thể nói đây chính là ngày Tết của những người dân Tây Nguyên. Do đó mà buổi lễ cúng cơm truyền thống này đã trở thành một nét văn hóa vô cùng đặc sắc và không thể vắng mặt trong đời sống của những đồng bào Tây Nguyên.

Lễ hội cúng cơm mới của người Tây Nguyên

Lễ hội ăn cơm mới của người Tây Nguyên cũng giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán. Các dân tộc Tây Nguyên sau mùa thu hoạch mùa vụ cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch. Lúc này, họ sẽ tổ chức lễ ăn cơm mới để mừng một mùa vụ bội thu đã qua. Lễ hội này được tổ chức từ quan niệm và cảm nhận hồn nhiên. Cùng với đó là cuộc sống nơi núi rừng hùng vĩ, hoang sơ đã hình thành trong đời sống của tộc người Mạ, K’Ho ở Lâm Đồng lễ hội cúng cơm mới.

Lễ hội ăn cơm mới ở Tây Nguyên giống với Tết Nguyên đán của người Kinh
Lễ hội ăn cơm mới ở Tây Nguyên giống với Tết Nguyên đán của người Kinh

Tục lễ này xuất phát từ thực tế khí hậu thời tiết với hai mùa mưa – nắng (mùa khô) rõ rệt ở Tây Nguyên. Thực tế này được kết hợp với tập quán canh tác lúa rẫy của các tộc người nơi đây. Lễ cúng cơm mới thường được tổ chức vào cuối mùa khô đầu mùa mưa. Thời gian này rơi vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch. Nhất là khi trời khó mưa hoặc mùa mưa đến muộn. Địa điểm tổ chức lễ thường đặt tại nhà rông của buôn. Có một số dân tộc tổ chức buổi lễ này ở những nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.

Lễ vật trong buổi lễ ăn cơm mới

Lễ vật của buổi lễ ăn cơm mới này tất nhiên phải có gạo thơm mới. Bên cạnh đó không thể thiếu chóe rượu cần, gà trống giò, heo đực thiến và các loại thú săn được,… Lễ hội diện ra bằng việc khấn Yàng của thần cúng. Tiếp đến là tục vẩy rượu để chúc mừng mọi người. Cuối cùng là việc uống rượu ca hát và vui chơi cùng nhau. Lễ hội này sẽ được kéo dài suốt đêm cho đến sáng hôm sau. Theo quan niêm của người Mạ, K’Ho thì làm như thế là cầu nguyện trời đất cho làm mùa được dễ dàng. Việc tổ chức lễ hội này sẽ giúp mưa thuận gió hòa, ngăn không cho thú rừng phá hoại hoa màu,… Từ đó sẽ giúp người dân Tây Nguyên có được mùa màng bội thu hơn vào năm sau.

Lễ cúng cơm mới là nét văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên

Ngày buôn làng làm lễ cúng cơm mới thì cả buôn đều náo nức. Ai cũng đều rất phấn chấn tinh thần. Người nào cũng muốn cùng chung vui và được góp phần sức của mình vào lễ hội. Những người dân nơi đây không chỉ bằng sự đóng góp vật chất mà còn cả tinh thần.

Cả buôn làng ai cũng phấn khích tổ chức lễ cúng cơm mới
Cả buôn làng ai cũng phấn khích tổ chức lễ cúng cơm mới

Song nếu ai đó vì lý do này khác mà không tham dự thì sau khi tổ chức hội lễ xong người ta cũng chia phần về đầy đủ. Có thể nói rằng lễ cúng cơm mới của người Mạ, K’Ho ở Lâm Đồng là ngày hội của cả buôn làng. Đây là một lễ hội dân gian truyền thống vô cùng đặc sắc. Lễ hội này mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng của một tộc người vốn có truyền thống văn hóa lâu đời nơi miền đất Tây Nguyên huyền thoại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *